Yến sào là gì, tổ yến là gì, được khai thác ra sao?

Yến sào là gì, tổ yến là gì, được khai thác ra sao?

  • 20/12/2024
  • Qua Bảo Lam
  • 0 Bình luận

Yến sào luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng nhiều người khi nhắc đến các món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ "yến sào là gì" và tại sao nó lại được coi là một món ăn quý giá như vậy. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về yến sào là gì, tổ yến làm từ gì… và các đặc điểm của yến sào trong bài viết dưới đây nhé.

 

1. Yến sào là gì hay tổ yến là gì?


Yến sào, theo nghĩa chữ Hán, là tổ của loài chim yến, được tạo thành hoàn toàn từ nước bọt của chúng. Tổ yến có kích thước tương tự tổ của chim sâu; thường được chim yến xây dựng bằng cách tiết nước bọt thành các sợi tơ nhỏ và kết dính chúng vào vách đá để hình thành tổ. Tổ yến có hình dáng giống vỏ sò, với màu sắc trắng đục đặc trưng.

 

Màu sắc của tổ yến có thể thay đổi tùy thuộc vào sự hấp thụ các khoáng chất và vi lượng từ vách đá nơi chim làm tổ. Khi xây tổ, chim yến thường xù lông và nhắm mắt để tập trung tiết nước bọt. Vì vậy, tổ yến thô (chưa qua xử lý) thường dính khá nhiều lông chim; đòi hỏi phải được làm sạch kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

 

Tổ yến được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới; nhưng đặc biệt phổ biến tại khu vực Đông Nam Á - nơi có điều kiện môi trường lý tưởng để loài chim yến sinh trưởng, làm tổ. Sản lượng và chất lượng yến sào tại đây thường vượt trội hơn so với các khu vực khác. Các quốc gia sản xuất yến sào chủ yếu bao gồm: Thái Lan; Indonesia; Việt Nam; Singapore; Malaysia; và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Riêng tại Việt Nam, yến sào là đặc sản nổi bật của các tỉnh như Phú Yên và Khánh Hòa.

 

2. Tổ yến có chất gì?

 

tổ yến có chất gì

 

Tổ yến là một hợp chất tự nhiên được hình thành từ hai thành phần chính: Gluco và Protein, hay nói cách dễ hiểu là đường và đạm.

 

– Thành phần Gluco: Gồm 7 loại đường đơn là loại dễ dàng được cơ thể hấp thụ.

 

– Thành phần Protein: Bao gồm 17 loại axit amin có hàm lượng cao; trong đó có những axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Tổ yến chứa khoảng 15 – 20 nguyên tố đa lượng và vi lượng, góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá.

 

Đặc biệt, tổ yến còn chứa axit sialic (chiếm 8,6%) - một loại axit kích thích tăng trưởng tế bào; có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương và hỗ trợ sản sinh hồng cầu. Hàm lượng đạm trong tổ yến rất cao, từ 40% - 50%; trở thành một nguồn dưỡng chất đặc biệt lý tưởng cho sức khỏe con người.

 

Xem thêm: 16 Công dụng của yến sào - Món quà sức khỏe từ thiên nhiên

 

3. Phân loại yến sào

 

 

Tổ yến, hay yến sào, được phân loại dựa trên các yếu tố như: trạng thái của tổ; màu sắc của tổ; tỷ lệ tạp chất; độ dày và trọng lượng. Phân loại theo giá trị từ cao đến thấp, yến sào được chia thành các loại sau đây:

 

– Yến huyết: Đây là loại yến có màu đỏ tươi tự nhiên; được xếp vào hàng thượng hạng và cực kỳ quý hiếm, thuộc nhóm khó tìm nhất.

 

– Yến hồng: Loại yến này có màu cam hoặc hồng nhạt; mức độ hiếm chỉ đứng sau yến huyết.

 

– Yến quang: Có màu trắng ngà, mỗi tổ thường nặng từ 6,25g. Tai yến còn nguyên vẹn cả phần chân yến và bụng (gọi là "sơ mướp"), tổ không bị nứt. Tỷ lệ tạp chất khi quan sát bằng mắt thường dưới 5%.

 

– Yến thiên: Màu sắc tối hơn so với yến quang, tổ có trọng lượng từ 5,5g đến 6,25g. Loại yến này cũng còn đủ nguyên chân yến và bụng, tổ không bị nứt. Tỷ lệ tạp chất quan sát bằng mắt của loại yến này thường dưới 5%.

 

– Yến bài: Tổ có kích thước nhỏ như quân bài, nặng từ 5g đến 5,5g. Bụng yến còn nguyên vẹn, không bị nứt. Tỷ lệ tạp chất khi nhìn bằng mắt thường dưới 10%.

 

– Yến vụn: Bao gồm các mảnh của tổ yến bị vỡ trong quá trình thu hoạch hoặc làm sạch.

 

– Yến địa: Loại tổ nằm ở vị trí thấp, dễ bị dính đất, rong rêu hoặc phân chim.

 

– Yến phế phẩm: Đây là các tổ yến bị biến dạng; chảy nước, ẩm ướt hoàn toàn hoặc bị mục. Bề mặt tổ lẫn nhiều tạp chất, chiếm tỷ lệ trên 30%.

 

Xem thêm: Các loại yến sào: Có mấy loại, Cách phân biệt ra sao?

 

4. Sự hình thành yến sào

 

Quá trình chim yến xây tổ thường diễn ra vào mùa sinh sản, kéo dài từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 hàng năm. Để hoàn thiện một chiếc tổ, chim yến cần khoảng 33 – 35 ngày. Tổ yến thô ban đầu có hình dáng như một chiếc bát nhỏ, được bám chắc vào vách hang đá hoặc tường nhà. Tổ được tạo nên từ các lớp phiến mỏng đan xen, hình thành từ những sợi tơ đặc biệt do nước bọt của chim yến tiết ra và khô lại.

 

5. Thời điểm khai thác yến sào 


 

Sau khi xây xong tổ, chim yến đực và chim yến cái bắt đầu quá trình giao phối và đẻ trứng. Thông thường, mỗi lần chim yến sẽ đẻ 2 trứng cách nhau khoảng từ 1 đến 4 ngày. Trứng sẽ nở sau khoảng 22 – 26 ngày; và khi đạt 40 – 45 ngày tuổi, chim con sẽ trưởng thành và rời tổ. Trong suốt giai đoạn này, cả chim đực và chim cái thay phiên nhau ấp trứng và đi kiếm mồi để nuôi dưỡng chim non.

 

Dựa trên các đặc điểm của quá trình xây tổ và sinh sản của chim yến, việc thu hoạch tổ yến thường được thực hiện vào ba thời điểm sau:

 

5.1. Khi tổ yến vừa được hoàn thiện, trước khi chim yến đẻ trứng

 

Tổ yến thu hoạch vào thời điểm này thường có kích thước nhỏ hơn so với những tổ được lấy vào giai đoạn sau. Lý do là sau khi đẻ trứng, chim yến sẽ tiếp tục gia cố và làm tổ dày hơn. Nếu tổ bị lấy đi trước khi trứng được đẻ, chim yến sẽ ngay lập tức xây dựng tổ mới để chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản.

 

5.2. Khi chim yến đã đẻ trứng xong nhưng trứng chưa nở

 


Tổ yến được thu hoạch lúc này có kích thước lớn hơn và chứa ít tạp chất hơn. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi lựa chọn thời điểm này vì việc lấy tổ có thể làm gián đoạn sự phát triển của trứng khiến chúng không nở được.


5.3. Khi chim yến non đã rời tổ

 

Đây là thời điểm khai thác yến sào giúp duy trì số lượng chim yến và giảm thiểu tác động tiêu cực đến chu kỳ sinh sản tự nhiên của chúng. Chim non đã rời tổ có khả năng tiếp tục phát triển và nhân giống; trong khi chim bố mẹ có thể xây dựng tổ mới cho mùa sinh sản tiếp theo.


Tổ yến thu hoạch vào giai đoạn này thường có khối lượng lớn nhất nhưng lại chứa nhiều tạp chất như lông và phân chim do chim non đã trưởng thành trong tổ. Do vậy, việc chọn tổ yến to hay nhỏ phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như sở thích của từng người sử dụng.

 

Xem thêm: Yến thô có làm giả được không: 5 Cách nhận biết yến thô giả

 


6. Các địa điểm khai thác yến sào ở Việt Nam

 

Yến sào hiện nay được phân bố rộng khắp tại 42 tỉnh thành trên toàn quốc. Dù khi nhắc đến yến sào, không ít người sẽ liên tưởng ngay đến Khánh Hòa; nhưng thực tế, chim yến sinh sống và làm tổ ở rất nhiều địa phương khác nhau.

6.1. Yến đảo

 

yến đảo

(Ảnh: Báo Khánh Hòa điện tử) 

  

Yến sào từ lâu được xem là “lộc trời” và tỉnh Khánh Hòa là nơi sở hữu số lượng đảo yến tự nhiên lớn nhất trên toàn quốc. Điều đặc biệt và may mắn là Khánh Hòa còn là nơi sinh sống của phân loài chim yến Aerodramus Fuciphagus Germani. Loài chim này khác biệt so với phân loài chim yến Aerodramus Fuciphagus Amechanus - vốn chỉ làm tổ trong nhà.

 

Chim yến Aerodramus Fuciphagus Germani là một phân loài quý hiếm; tổ yến của chúng được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong số các loại tổ yến từ các phân loài khác. Chính sự hiện diện của loài yến này đã làm nên sự khác biệt vượt trội về chất lượng của yến sào Khánh Hòa so với các vùng khác.

Bên cạnh đó, các yếu tố như: nguồn gốc địa chất; thành phần khoáng chất thiên nhiên phong phú từ những vách đá cheo leo; cùng với các hang động hiểm trở dưới làn sóng vỗ về… đã góp phần làm giàu thêm các nguyên tố đa vi lượng độc đáo; làm nên giá trị quý hiếm cho yến sào đảo thiên nhiên Khánh Hòa. Cũng chính sự đặc thù về môi trường sống này đã khiến quá trình khai thác tổ yến đảo trở nên khó khăn và nguy hiểm, khiến cho giá thành của sản phẩm yến đảo khá cao.

 

Ngoài Khánh Hòa, chim yến cũng xuất hiện ở các tỉnh như: Quảng Nam; Bình Định; Côn Đảo thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc sinh sống và làm tổ của loài chim này.

 

6.2. Yến nhà

  

 

Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, con người đã có thể khéo léo dẫn dụ chim yến vào các nhà yến nhân tạo để làm tổ. Những nhà yến này được chăm sóc cẩn thận và bảo vệ chu đáo nhằm mục tiêu phát triển đàn chim yến một cách bền vững. Chính vì thế, sản lượng yến thu hoạch từ nhà yến hiện đã vượt xa so với sản lượng yến từ các đảo tự nhiên.

 

Các tỉnh có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất là: Kiên Giang; Khánh Hòa, Lâm Đồng. Theo thống kê đến năm 2023, cả nước có tổng cộng 42 tỉnh có hoạt động nuôi chim yến; với hơn 22.600 nhà nuôi yến. Sự phân bổ này chủ yếu tập trung tại các vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ; Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; tạo ra sản lượng yến ổn định và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ yến trên thị trường.

 

Chim yến đến nay vẫn là loài chim hoang dã. Sự khác biệt giữa yến nhà và yến đảo chủ yếu nằm ở vị trí mà chúng làm tổ. Về hàm lượng dinh dưỡng, yến nhà và yến đảo gần như tương đương nhau; chỉ khác biệt một chút về thành phần khoáng chất do môi trường sống và điều kiện tự nhiên đặc thù.

 

7. Một số câu hỏi khi chọn mua tổ yến sào

 

Dưới đây là một số câu hỏi mà Yến Sào Nữ Hoàng nhận được và tổng hợp như sau:

 

7.1. Nên chọn yến tổ hay yến nhỏ thì tốt hơn?

 

 

Một trong những câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm đó là: "Nên chọn yến tổ hay nhỏ thì tốt hơn?".

 

Việc quyết định lựa chọn giữa yến tổ và yến nhỏ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính của mỗi người. Yến tổ, với giá trị dinh dưỡng và y học cao hơn, thường được ưa chuộng hơn yến nhỏ đã qua sơ chế; tuy nhiên giá thành của yến tổ cũng cao hơn rất nhiều.

 

Tổ yến là lựa chọn lý tưởng để làm quà tặng hoặc bồi bổ sức khỏe trong gia đình. Trong khi đó, yến nhỏ lại thích hợp cho những người cần sử dụng với khẩu phần ít; chẳng hạn như trẻ em hay người cao tuổi; vì loại yến này dễ sử dụng và không đòi hỏi quá nhiều công đoạn sơ chế. Tuy nhiên, dù bạn chọn yến tổ hay yến nhỏ, điều quan trọng là hãy lựa chọn những địa điểm bán hàng uy tín để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

 

7.2. Có nên chọn yến sào nhập khẩu hay không?

 

 

Mặc dù yến sào nhập khẩu thường có giá thành thấp hơn so với yến sào trong nước; nhưng do không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt nên người tiêu dùng cần phải rất cẩn trọng khi mua các sản phẩm này.

 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn mua yến sào Việt Nam, đặc biệt là từ các cửa hàng chính hãng và có uy tín. Yến sào Việt Nam được đánh giá cao không chỉ về chất lượng mà còn về độ nở trong nước và hương vị thơm ngon, mang lại nhiều dưỡng chất hơn. So với các loại yến nhập khẩu, yến sào Việt Nam thường có giá trị dinh dưỡng vượt trội và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

 

7.3. Tổ yến mua ở đâu?

 

 

Một câu hỏi khác cũng rất được quan tâm là: tổ yến mua ở đâu thì tốt?

 

Để tìm được sản phẩm tổ yến chất lượng cao, bạn có thể lựa chọn yến sào có nguồn gốc từ Khánh Hòa. Sở dĩ yến sào Khánh Hòa nổi tiếng và được ưa chuộng không chỉ trong nước mà cả quốc tế là bởi nơi đây có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho sự phát triển của chim yến.

 

Cùng với quy trình thu hoạch và sản xuất chuyên nghiệp, các sản phẩm yến sào Khánh Hòa luôn đảm bảo độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, Khánh Hòa đã trở thành nơi sản xuất yến sào nổi tiếng; góp phần làm tăng thêm sự phổ biến của sản phẩm yến sào tại Việt Nam và trên thế giới.

 

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin kiến thức bổ ích khi tìm hiểu yến sào là gì, tổ yến là gì, tổ yến làm từ gìYến Sào Nữ Hoàng mong rằng bạn sẽ hiểu thêm về tổ yến sào và lựa chọn sản phẩm phù hợp để đạt hiệu quả tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để mua tổ yến chất lượng, đừng quên ghé thăm Yến Sào Nữ Hoàng nhé!

 

Bảo Lam (Tổng hợp)

 

📍Hỗ trợ khách hàng

  Hotline: 0974034097.

📩 Email: cskh@yensaonuhoang.com/ Điền email vào mục "Liên hệ" bên dưới.

🔗 Link video GJW:

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận phải được chấp thuận trước khi đăng