16 Công dụng của yến sào - Món quà sức khỏe từ thiên nhiên

16 Công dụng của yến sào - Món quà sức khỏe từ thiên nhiên

  • 21/12/2024
  • Người đăng Bảo Lam
  • 0 Bình luận

Yến sào từ lâu đã được biết đến như một loại thực phẩm quý giá, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết về công dụng của yến sào; tổ yến có thực sự tốt không… trong bài viết dưới đây nhé.

 

Yến sào, hay còn gọi là tổ yến, được biết đến như một hợp chất tự nhiên quý giá; chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Loại thực phẩm này thường được thu hoạch từ tổ chim yến; trải qua một quá trình chế biến tỉ mỉ để mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

 

1. [Giới thiệu] Giá trị dinh dưỡng của tổ yến

 

Thành phần chủ yếu trong tổ yến là Protein (chiếm 50 - 55%). Ngoài ra, tổ yến còn cung cấp một số axit amin thiết yếu; cùng với hai loại hormone quan trọng là testosterone và estradiol.

 

Tổ yến còn chứa Carbohydrate và các nguyên tố vi lượng quan trọng như: natri, canxi, kẽm, magie, sắt và mangan. Các nghiên cứu cho thấy tổ yến có khả năng cung cấp các chất giúp thúc đẩy sự phân chia và phát triển tế bào, hỗ trợ tăng cường và tái tạo mô.

 

Theo nhiều nghiên cứu, yến sào đóng vai trò là thực phẩm bổ dưỡng và phục hồi sức khỏe có giá trị cao; phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính. Trong số 20 loại axit amin mà con người mong muốn, có 18 loại axit amin được phát hiện trong yến sào. Trong đó có 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần cho sự phát triển và phục hồi mô là: valine; phenylalanine; histidine; isoleucine; threonine; tryptophan; lysine; methionine; và leucine.

 

Trong số 9 axit amin thiết yếu, có 2 loại là lysine và tryptophan không có trong hầu hết các protein thực vật. Do đó, yến sào có thể cung cấp một loại axit amin hoàn chỉnh cho người ăn chay vì nó được phân loại là thuần chay do không phải là thịt hoặc máu động vật.

 

Bên cạnh đó, tổ yến còn chứa nhiều hợp chất sinh học và hoạt tính có lợi cho sức khỏe như: glucosamine; axit sialic; axit béo; các vitamin; khoáng chất; chất chống oxy hóa…

 

Xem thêm: Các loại yến sào: Có mấy loại, Cách phân biệt ra sao?

 

2. Khám phá 16 công dụng của yến sào với sức khỏe

 

2.1. Công dụng của yến sào: Hỗ trợ chăm sóc mắt

 

Công dụng của yến sào: Hỗ trợ chăm sóc mắt

 

Tổ yến có tác dụng gì với sức khỏe của đôi mắt?

 

Yến sào chứa các dưỡng chất quan trọng như: Vitamin C; Vitamin A; beta-carotene; lutein và selen; đóng vai trò thiết yếu trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Những thành phần này không chỉ giúp bảo vệ mắt trước các tác nhân gây hại từ bụi bẩn bên ngoài; mà còn hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm cảm giác mỏi và nhức mắt; đồng thời giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

 

Cơ thể con người cần 9 loại axit amin thiết yếu để phát triển và sửa chữa các mô; và yến sào được cho là có tác dụng hỗ trợ quá trình sửa chữa mô giác mạc; cũng như giúp duy trì chức năng mắt bằng cách thúc đẩy sự tái tạo tế bào.

 

2.2. Công dụng của yến sào: Hỗ trợ sức khỏe não bộ, hệ thần kinh

 

Công dụng của yến sào: Hỗ trợ sức khỏe não bộ, hệ thần kinh

 

Một số bệnh thoái hóa thần kinh như: Parkinson; Alzheimer; tai biến mạch máu não; chấn thương não và đột quỵ… đều có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng suy giảm nhận thức.

 

Một số nghiên cứu cho thấy yến sào có tác dụng ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa - một quá trình mà các gốc tự do tấn công và làm hỏng tế bào cơ thể.

 

2.3. Công dụng của yến sào: Hỗ trợ hệ tiêu hóa

 

Công dụng của yến sào: Hỗ trợ hệ tiêu hóa

 

Ăn yến có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa?

 

Yến sào là một lựa chọn tuyệt vời cho những người có hệ tiêu hóa yếu; đặc biệt là trẻ em hoặc những người đang hồi phục sức khỏe sau thời gian bị bệnh. Những người này thường gặp khó khăn trong việc hấp thu dưỡng chất. Vì vậy, yến sào với đặc tính dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng sẽ hỗ trợ phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

 

2.4. Công dụng của yến sào: Hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật

 

Công dụng của yến sào: Hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật

 

Một số hoạt chất sinh học có trong yến sào đã được chứng minh là có khả năng ức chế hoạt động của virus cúm A. Tác dụng này đạt được nhờ cơ chế ngăn chặn protein trên bề mặt virus; từ đó làm giảm số lượng virus được giải phóng và hạn chế khả năng virus lây nhiễm sang các tế bào khác.

 

Không chỉ vậy, yến sào còn giúp tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể; hỗ trợ kiểm soát quá trình gây bệnh và sự nhân lên của virus cúm, góp phần bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

 

2.5. Công dụng của yến sào: Tốt cho hệ hô hấp

 

Công dụng của yến sào: Tốt cho hệ hô hấp

 

Yến sào theo y học cổ truyền Trung Quốc được biết đến với công dụng phục hồi chức năng của phổi; đặc biệt là đối với những người bị bệnh lao, hen suyễn mãn tính. Những người mắc bệnh ho khan; ho có đờm (đặc biệt là người nghiện thuốc lá) có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc sử dụng yến sào. Theo một số quan điểm, việc sử dụng yến sào thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nhu cầu chăm sóc y tế.

 

2.6. Công dụng của yến sào: Hỗ trợ điều trị bệnh

 

Hỗ trợ điều trị bệnh

 

Yến sào mang lại nhiều giá trị quý báu cho sức khỏe, trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

 

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cuốn sách y học kinh điển nổi tiếng “Thần Nông Bản Thảo Kinh” (“Shennong Bencao Jing” - “神農本草經”) đã ghi nhận yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho sức khỏe; có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến các cơ quan nội tạng như tim; phổi; dạ dày.

 

Ngoài ra, tổ yến còn được dùng để giảm ho, giảm mệt mỏi; và hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh trong giai đoạn đầu.

 

2.7. Tác dụng của tổ yến: Hỗ trợ sự phát triển của xương

 

Hỗ trợ sự phát triển của xương

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng chiết xuất yến sào hàng ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của xương. Các thành phần hoạt tính trong yến sào có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm khớp; hỗ trợ tái tạo sụn.

 

Chính vì thế, yến sào đang được nghiên cứu như một chất bổ sung tiềm năng giúp điều trị các vấn đề về xương khớp và duy trì sức khỏe của xương.

 

2.8. Công dụng của yến sào: Bổ huyết, điều hòa quá trình lưu thông máu

 

Bổ huyết, điều hòa quá trình lưu thông máu

 

Yến sào không chỉ giàu Protein mà còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng, đặc biệt là sắt. Cả Protein và sắt đều đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, từ đó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Chính vì vậy, yến sào là thực phẩm rất hữu ích cho những người vừa phẫu thuật xong; phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hay các bà bầu; giúp điều hòa quá trình lưu thông máu và bổ sung dưỡng chất cần thiết.

 

2.9. Công dụng của tổ yến: Chống oxy hóa

 

Chống oxy hóa

 

Tính chất chống oxy hóa của yến sào được cho là nhờ vào nhóm các hợp chất hoạt tính sinh học như: axit sialic; axit amin; vitamin; lactoferrin; triacylglycerol; axit béo; glucosamine và khoáng chất.

 

Yến sào là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa đặc biệt như Ovotransferrin và Lactoferrin; giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực từ các gốc tự do. Các chất này có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự tổn thương; đồng thời giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như ung thư.

 

Chính vì thế, nhiều gia đình lựa chọn sử dụng yến sào một cách thường xuyên như một biện pháp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch, ung thư và các bệnh lý khác.

 

2.10. Công dụng của yến sào: Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi

 

Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi

 

Tác dụng của nước yến sào còn được nhiều người biết tới với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

 

Yến sào là nguồn dinh dưỡng quý giá, giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết, từ đó nâng cao sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Không chỉ mang lại lợi ích cho mẹ, yến sào còn hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi; đặc biệt là giúp bé phát triển tốt chức năng não bộ ngay từ trong bụng mẹ.

 

Bên cạnh Protein, trong yến sào còn chứa Carbohydrate. Carbohydrate chính có trong yến sào là loại axit sialic. Axit sialic tạo điều kiện cho sự phát triển của cấu trúc Ganglioside trong não - giúp tăng cường, cải thiện hệ thần kinh và sự phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh.

 

2.11. Công dụng của yến sào với người mắc bệnh tiểu đường

 

Công dụng của yến sào với người mắc bệnh tiểu đường

 

Yến sào chứa các thành phần như Leucine và Phenylalanine có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu; hỗ trợ sức khỏe cho những người mắc bệnh tiểu đường.

 

Đặc biệt, tổ yến còn có hàm lượng Protein dồi dào; trong đó 18% là các axit amin quý giá; mang lại giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho người bệnh.

 

Bên cạnh đó, yến sào còn góp phần giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường nhờ khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa; đồng thời giúp củng cố thành mạch máu trở nên khỏe mạnh và vững chắc hơn.

 

2.12. Công dụng của yến sào: Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh, mổ

 

Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh, mổ

 

Ăn tổ yến có thể giúp phụ nữ sau sinh phục hồi nhanh chóng. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai nếu bổ sung yến sào trong chế độ ăn sẽ có thể giảm tình trạng rụng tóc; em bé sinh ra sẽ có làn da khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, việc ăn yến sào còn giúp phụ nữ sau khi sinh có thêm năng lượng; cải thiện chất lượng giấc ngủ và mang đến trạng thái tràn đầy sức sống.

 

2.13. Công dụng của yến sào: Làm đẹp da

 

làm đẹp da

 

Một trong những tác dụng của yến sào đã được biết đến từ xa xưa chính là khả năng giúp làn da luôn tươi trẻ. Với công dụng ngăn ngừa nếp nhăn; làm sáng da; cung cấp độ ẩm và chống lại các dấu hiệu lão hóa, yến sào đã trở thành một lựa chọn được nhiều người ưa chuộng trong việc chăm sóc sắc đẹp.

 

2.14. Công dụng của yến sào: Ngăn ngừa lão hóa

 

Ở các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là tại Trung Quốc, yến sào đã được sử dụng từ lâu như một phương pháp để làm giảm quá trình lão hóa. Những người sử dụng yến sào đều đặn trong thời gian dài thường có sức khỏe dẻo dai; ít bị ốm vặt, hệ miễn dịch hoạt động tốt, tràn đầy năng lượng; giấc ngủ sâu và sắc mặt luôn tươi tắn, rạng ngời.

 

2.15. Công dụng của yến sào: Giữ dáng thon gọn

 

Việc bổ sung yến sào vào chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với các nguyên liệu bổ dưỡng khác, sẽ giúp duy trì một vóc dáng thon gọn. Yến sào không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà còn hỗ trợ giảm mỡ thừa; từ đó giúp cải thiện hình thể và mang lại làn da săn chắc, khỏe mạnh cho các chị em.

 

2.16. Công dụng của yến sào: Tăng cường sinh lý

 

Yến sào chứa đến 6 loại hormone; trong đó có cả Testosterone và Estradiol là hai hormone quan trọng đối với sinh lý của con người.

 

Estradiol - một dạng hoạt động của Estrogen - thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của mãn kinh như nóng nảy; cáu kỉnh; hay mất ngủ. Còn Testosterone là một hormone thiết yếu đối với nam giới - góp phần duy trì và phát triển các đặc điểm thể chất, sinh lý của phái mạnh.

 

Nhờ vào sự hiện diện của các hormone này, yến sào giúp cải thiện sinh lý ở cả nam và nữ; tăng cường năng lượng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và kích thích tuần hoàn máu, mang lại sức khỏe tổng thể tốt hơn.

 

3. Cách ăn yến sào để bảo vệ sức khỏe

 

Cách ăn yến sào để bảo vệ sức khỏe

 

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để có thể sử dụng yến sào một cách hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe của mình.

 

3.1. Thời điểm nào tốt nhất để ăn yến sào?

 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng thời gian ăn yến sào lý tưởng nhất là khi dạ dày bạn còn trống rỗng. Bạn có thể thưởng thức yến sào vào buổi sáng ngay khi thức dậy hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Đây chính là thời điểm mà các chất dinh dưỡng trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất, mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe của bạn.

 

Bên cạnh đó, một lựa chọn khác là bạn có thể ăn yến sào vào khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính, khi bụng chưa có thức ăn. Lúc này, thức ăn đã được tiêu hóa hết, cơ thể sẽ dễ dàng tiếp nhận thêm dinh dưỡng. Yến sào sẽ giúp khởi động nhẹ nhàng hệ tiêu hóa; từ đó hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.

 

3.2. Yến sào ăn bao nhiêu là đủ?

 

Dù yến sào là một món ăn bổ dưỡng, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Điều quan trọng là bạn phải biết cách ăn yến sào phù hợp với từng độ tuổi và cân nhắc lượng phù hợp cho mỗi đối tượng.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên về việc sử dụng yến sào với liều lượng như sau:

 

–  Trẻ em từ 1 đến 12 tuổi: 3g yến sào khô mỗi lần

 

–  Trẻ vị thành niên và người lớn: 5 – 10g yến sào khô mỗi lần

 

–  Phụ nữ mang thai: Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ, phụ nữ có thể sử dụng yến sào với liều lượng trung bình khoảng 100g mỗi tháng; dùng đều đặn cách ngày, mỗi lần khoảng 7g. Đến tháng thứ 8 trở đi, nên giảm liều lượng xuống còn 70g mỗi tháng và tiếp tục dùng cách ngày, mỗi lần khoảng 5g.

 

–  Người cao tuổi: Yến sào là một thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi; giúp cải thiện sức đề kháng và nâng cao thể trạng.

 

–  Người khỏe mạnh bình thường: Với những người có sức khỏe ổn định, việc sử dụng yến sào đều đặn khoảng 2 lần mỗi tuần với liều lượng 5g mỗi lần là đủ để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

 

3.3. Ai không nên sử dụng yến sào?

 

–  Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn nhạy cảm, nên cần cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm bổ sung, trong đó có yến sào.

 

Người có cơ địa dị ứng: Những người dễ bị dị ứng cần đặc biệt lưu ý khi lần đầu sử dụng yến sào; bởi yến sào được hình thành từ nước bọt của chim yến và chứa một lượng Protein lớn, lên tới hơn 50%; có thể gây phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm.

 

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về công dụng của yến sào. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe và muốn ăn yến sào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để nhận được tư vấn về sức khỏe chính xác và chi tiết. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần sử dụng yến sào đúng cách; đúng liều lượng phù hợp với từng đối tượng. Bạn cũng lưu ý lựa chọn sản phẩm yến sào chất lượng để tận dụng tối đa những công dụng của yến sào cho sức khỏe và sắc đẹp của bản thân và gia đình.

 

Bảo Lam (Tổng hợp)

 

📍Hỗ trợ khách hàng

☎ Hotline: 0974034097

📩 Email: cskh@yensaonuhoang.com/ Điền email vào mục "Liên hệ" bên dưới

🔗 Link video GJW:

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận phải được chấp thuận trước khi đăng