Tại sao gọi là yến sào: Tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử yến sào

Tại sao gọi là yến sào: Tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử yến sào

  • 20/12/2024
  • Qua Bảo Lam
  • 0 Bình luận

Yến sào - món ăn quý giá và nổi tiếng với những giá trị dinh dưỡng đặc biệt - có lịch sử lâu đời và gắn liền với những câu chuyện lịch sử thú vị. Khi nhắc đến yến sào, có không ít người thắc mắc: "Tại sao gọi là yến sào?" . Hãy cùng khám phá về nguồn gốc yến sào và lịch sử của món thực phẩm bổ dưỡng này trong bài viết dưới đây nhé!
 

1. [Giải đáp] Tại sao gọi là yến sào?

 

Yến sào là tổ của loài chim yến, thường được tìm thấy ở những vách đá cheo leo. Tổ yến hình thành từ nước bọt của chim yến trong quá trình làm tổ. Trong tiếng Trung, tổ chim được gọi là “sào” và đó chính là nguồn gốc của cái tên “yến sào” cho món ăn quý giá và giàu dinh dưỡng này.

 

Xem thêm: Các loại yến sào: Có mấy loại, Cách phân biệt ra sao?

 

2. Nguồn gốc yến sào

 


 

Không chỉ thắc mắc về tên gọi “tại sao gọi là yến sào", nhiều người cũng rất tò mò về nguồn gốc của loại thực phẩm này.

 

Theo những ghi chép lịch sử, vào thời cổ đại, tại miền Trung đảo Java (nay thuộc Indonesia), có một người đàn ông tên là Sadoluo có sở thích ngắm nhìn bầu trời mỗi khi rảnh rỗi. Anh yêu thích ngắm nhìn những đám mây trôi lơ lửng trên bầu trời và thường xuyên quan sát những chú chim bay lượn.

 

Một ngày nọ, anh tình cờ chú ý đến một đàn chim lạ, bởi vì mỗi chiều, chúng lại bay vào một hang động sâu trong núi. Cảnh tượng này khiến Sadoluo tò mò. Anh tự hỏi rằng liệu có điều gì đặc biệt bên trong hang động này mà những con chim lại kéo đến đó mỗi ngày?

 

Với sự tò mò, anh quyết định leo lên ngọn núi cao kia, cố gắng tìm vào hang động. Sau nhiều ngày vất vả leo trèo, cuối cùng anh cũng đến được hang động đó. Tuy nhiên, anh sớm phát hiện rằng trong hang động này chỉ có những tổ chim kỳ lạ mà không có gì khác. Mặc dù cảm thấy một chút thất vọng nhưng Sadoluo quyết định sẽ không quay về tay trắng.

 

Anh dùng cây gậy gõ vào vách đá khiến một tổ chim rơi xuống đất. Khi nhặt lên, anh phát hiện đây là một tổ chim có hình dáng bán nguyệt độc đáo; với cấu trúc tinh xảo và bề mặt mượt mà. Vì vậy, anh quyết định mang một ít tổ chim về nhà.

 

Lúc đầu, Sadoluo chỉ có ý định mang tổ chim về cất giữ. Tuy nhiên, một thời gian sau, anh nảy ra ý tưởng là thử ăn chúng. Anh quyết định nấu một số tổ chim và thử nếm. Điều bất ngờ là hương vị của tổ chim này không hề tệ mà còn khá ngon miệng, khiến anh nhận ra chúng có thể dùng làm thức ăn.

 

Chẳng bao lâu sau, câu chuyện về việc Sadoluo phát hiện ra tổ chim lạ nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng dân làng. Họ bắt đầu kéo đến hang động để thu thập những tổ chim ấy. Sau một thời gian sử dụng tổ chim, những người trong làng cảm thấy cơ thể mình trở nên khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực. Họ nhận ra rằng đây không phải là thứ gì tầm thường, mà là một món quà quý giá từ thiên nhiên. Từ đó, tổ chim này đã trở thành một bí quyết được truyền lại qua nhiều thế hệ như một loại thần dược giúp tăng cường sức khỏe và thể lực.

 

Loại tổ chim này sau đó được người Indonesia gọi là "Sarang burung", còn người Việt ta quen thuộc với cái tên tổ yến hay yến sào.

 

3. Lịch sử ăn yến sào

Mặc dù cư dân sống dọc theo các vùng biển Malaysia, Philippines và Indonesia có thể là những người đầu tiên phát hiện ra tổ yến; nhưng chỉ khi sản vật này được đưa vào Trung Quốc, nó mới thực sự được trân trọng và ghi nhận tại phương Đông.

 

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều cổ vật bằng gốm sứ từ thời nhà Đường bị chôn vùi qua nhiều thế kỷ tại khu vực Tây Bắc đảo Borneo (hiện nay thuộc phần lãnh thổ phía Bắc Malaysia và Brunei). Một số học giả cho rằng từ thời nhà Đường, người Trung Quốc đã có những chuyến thăm đến khu vực này để tiến hành các hoạt động trao đổi thương mại với người dân bản địa; trong đó tổ yến được coi là một trong những mặt hàng quan trọng.

 

Xem thêm: 16 Công dụng của yến sào - Món quà sức khỏe từ thiên nhiên

 

3.1. Lịch sử yến sào tại Trung Quốc

 

Lịch sử yến sào tại Trung Quốc

 

Khi nhắc đến yến sào, không thể không nhắc đến câu chuyện nổi tiếng về Thái giám Trịnh Hòa, tên thật là Mã Tam Bảo (1371–1433). Mặc dù xuất thân là một hoạn quan, nhưng điều đó không ngăn được Trịnh Hòa trở thành một đô đốc hải quân kiệt xuất; một nhà thám hiểm vĩ đại; cũng như một nhà ngoại giao tài ba.

 

Ông nhận lệnh từ Minh Thành Tổ Chu Đệ (thời nhà Minh) thực hiện các chuyến thám hiểm; nhằm mở rộng giao thương với các quốc gia ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Sử sách Trung Quốc gọi sự kiện này là "Tam Bảo Thái giám hạ tây dương" (三保太監下西洋); hay "Trịnh Hòa đến đại dương phía Tây" kéo dài từ năm 1405 đến 1433.

 

Trong những chuyến hành trình đến Biển Tây, hạm đội của ông đã tiến hành trao đổi hàng hóa với các quốc gia Đông Nam Á; chủ yếu là các khu vực thuộc Malaysia, Brunei và Indonesia ngày nay.

 

Khi nhận ra giá trị đặc biệt của yến sào như một nguyên liệu quý giá có khả năng bồi bổ sức khỏe, Trịnh Hòa đã mang theo một lượng lớn vàng bạc và đá quý để đổi lấy tổ yến với mong muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với Minh Thành Tổ Chu Đệ. Kể từ đó, tổ yến được đưa vào cung đình và trở thành một loại thuốc bổ quý giá tại Trung Hoa.

 

Dần dần, các thương nhân Trung Quốc đã xuất hiện tại các vùng bờ biển của Indonesia; Malaysia; Thái Lan để trao đổi và mua bán tổ yến; làm phong phú thêm mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia.

 

3.2. Lịch sử yến sào tại Việt Nam

 

Lịch sử yến sào tại Việt Nam

 

Yến sào đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời vua Tự Đức. Vào thời kỳ này, yến sào được các quan lại dâng lên vua; trở thành món ăn dành riêng cho tầng lớp cung đình cao quý.

 

Trong những bữa đại tiệc linh đình tại hoàng cung như dịp sinh thành của vua, hoàng thái hậu;  tiếp đãi trọng thần, sứ thần; hay mừng tiến sĩ,... món yến sào luôn là món ăn không thể thiếu, thường được gọi là "yến tiệc". Kể từ đó, yến sào đã trở thành món ăn đứng đầu trong danh sách thực đơn của chốn hoàng cung.

 

Các món ăn từ yến sào thời đó chủ yếu là yến chưng đường phèn và nấu súp. Đặc biệt, vua đã ban một chức quan cho một vị thủ lĩnh làng nghề để đảm nhận nhiệm vụ khai thác yến.

 

Cho đến ngày nay, yến sào vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong các bữa tiệc xa hoa. Mặc dù hiện nay, yến sào đã trở nên phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi, nó vẫn là một loại thực phẩm quý giá với giá thành cao. Các món ăn từ yến cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều; chẳng hạn như: súp yến; tổ yến hầm hạt sen; cháo tổ yến thịt gà; tổ yến tiềm gà và nhiều món ăn khác…

 

4. Đôi nét về loài chim yến

 

Đôi nét về loài chim yến

 

Chim yến là một loài chim nhỏ, có hình dáng giống chim én với mỏ cong, mắt và mỏ đen. Chim yến có chiều dài từ 11 đến 12 cm và cân nặng dao động từ 15 đến 18 gram. Lông của chim yến có màu nâu đen ở phần thân trên và phần thân dưới có màu nhạt hơn. Đuôi của chim yến chia làm hai, còn cánh dài và hẹp.

 

Loài chim yến, còn được gọi là yến hàng, là một giống chim quý hiếm; chủ yếu phân bố ở các quốc gia Đông Nam Á như: Malaysia; Thái Lan; Philippines; Campuchia; Indonesia và Việt Nam.

 

5. Tìm hiểu tập tính của loài chim yến

 

Tìm hiểu tập tính của loài chim yến

 

Chim yến thường làm tổ và sinh sống dọc theo các khu vực từ ven biển đến các vùng núi - có thể lên đến độ cao 2.800 mét so với mực nước biển. Chúng chủ yếu ăn các côn trùng có kích thước nhỏ như: mối; ong; cào cào; chuồn chuồn kim…

 

Chim yến sống thành đôi trong một bầy đàn lớn, luôn bay lượn liên tục. Tổ chim yến được tạo thành từ nước bọt của cả chim trống và chim mái. Khi tổ bị lấy đi, chim yến sẽ nhanh chóng làm lại tổ mới.

 

Chim yến thường sống trong các hang động, khe đá, vách đá, hoặc trong các nhà nuôi. Tổ chim yến thường có màu trắng đục; được làm từ lớp nước bọt cứng gắn chặt vào đá. Tổ có chiều dài khoảng 6 cm, rộng khoảng 1,5 cm và nặng khoảng 14 gram.

 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết về lý do tại sao gọi là yến sào. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về yến sào hay cách sử dụng yến sào sao cho hiệu quả nhất, hãy liên hệ với Yến Sào Nữ Hoàng để được giải đáp và tư vấn thêm nhé.

 

Bảo Lam (Tổng hợp)

 

📍Hỗ trợ khách hàng

  Hotline: 0974034097.

📩 Email: cskh@yensaonuhoang.com/ Điền email vào mục "Liên hệ" bên dưới.

🔗 Link video GJW:

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận phải được chấp thuận trước khi đăng