Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Yến sào là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều mẹ bầu lựa chọn để cải thiện sức khỏe của bản thân và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Câu hỏi “Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy” là thắc mắc của nhiều phụ nữ khi mang thai. Cùng tìm hiểu về thời điểm thích hợp để bổ sung yến cho mẹ bầu và thai nhi trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy trong thai kỳ?
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do tình trạng thai nghén. Chính vì thế, yến sào đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bầu để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Vậy, câu hỏi đặt ra là bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Theo Nhà Thuốc Long Châu, phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính hàn, do vậy, mẹ bầu nên tránh ăn yến sào trong ba tháng đầu của thai kỳ. Từ tháng thứ tư trở đi, mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung yến vào chế độ ăn uống để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Lúc này, thai nhi đã ổn định và vị trí trong bụng mẹ đã chắc chắn; nên tính hàn của yến sào sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Việc xác định bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy sẽ giúp mẹ bầu sử dụng yến đúng cách và tránh gặp phải các vấn đề về sức khỏe cho cả hai mẹ con.
2. Lợi ích của yến sào đối với mẹ bầu và thai nhi
Yến sào là thực phẩm bổ sung lý tưởng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ nhờ vào những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, cụ thể như sau:
2.1. Hỗ trợ tạo máu và hình thành khung xương cho thai nhi
Các thành phần dinh dưỡng quan trọng như protein; khoáng chất; axit amin và carbohydrate có trong yến sào đều rất cần thiết cho cơ thể con người. Đặc biệt, sắt và canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự hình thành và phát triển khung xương; cũng như hỗ trợ tạo máu cho thai nhi từ lúc còn ở trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, việc ăn yến sào còn giúp kích thích quá trình phát triển, tái tạo tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể; đồng thời hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác. Tổ yến gần như không chứa chất béo, rất có lợi cho sức khỏe con người.
Nếu thiếu canxi trong thai kỳ, nguy cơ bé phát triển chậm hoặc bị còi xương là rất cao. Thêm vào đó, canxi được truyền từ mẹ sang con trong suốt quá trình mang thai khiến tình trạng đau lưng ở bà bầu có thể kéo dài và tác động đến sức khỏe của mẹ sau khi sinh.
2.2. Giúp thai nhi phát triển trí não và thị giác
Yến sào chứa DHA và Omega-3 - là các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển tốt hơn về trí não và thị giác. Đặc biệt, tryptophan có trong yến sào hỗ trợ thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và cân bằng.
Đây là những chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể con người; tuy nhiên, cơ thể con người lại không tự sản sinh được chúng hoặc rất khó để sản sinh ra được. Vì vậy, việc bổ sung yến sào vào chế độ ăn là lựa chọn tuyệt vời để giúp thai nhi phát triển tốt về cả trí não và thị giác.
2.3. Giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu
Tổ yến không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng tích cực trong việc giúp mẹ bầu cân bằng tâm lý; giảm lo âu, mệt mỏi và căng thẳng. Cùng với đó, thành phần Collagen có trong tổ yến giúp tái tạo các mô cơ trong cơ thể; từ đó mang lại làn da mịn màng, sáng khỏe và hạn chế tình trạng rạn da ở mẹ bầu khi mang thai.
2.4. Nâng cao sức đề kháng, giảm đau mỏi cho mẹ bầu
Với sự kết hợp của 18 loại axit amin và 30 dưỡng chất thiết yếu khác, việc bổ sung tổ yến trong suốt thai kỳ giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng; cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh thông thường do thay đổi thời tiết như cảm cúm, cảm lạnh. Nhờ vậy, mẹ bầu có thể bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi; tránh được những ảnh hưởng xấu trong suốt thai kỳ.
Bên cạnh đó, lượng canxi dồi dào trong tổ yến còn giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng chuột rút; tê mỏi chân tay và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, yến sào còn giúp cải thiện tuần hoàn máu; giảm tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép; nhờ đó giúp mẹ bầu giảm đau nhức và mệt mỏi trong suốt thai kỳ.
3. Cách bổ sung yến sào cho mẹ bầu theo giai đoạn
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy là điều rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, nhu cầu bổ sung yến sào cho mẹ bầu cũng sẽ có sự thay đổi.
Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cả mẹ bầu và thai nhi? Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về lượng yến nên bổ sung theo từng tháng trong thai kỳ của mẹ bầu:
3.1. 3 tháng giữa của thai kỳ
Giai đoạn giữa thai kỳ, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, là thời điểm mà hệ tiêu hóa của thai nhi đã dần ổn định. Hơn nữa, thính giác của thai nhi bắt đầu phát triển; xương cũng dần hình thành... Đây chính là thời kỳ lý tưởng để bổ sung dinh dưỡng, giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ.
Khi bước vào tháng thứ tư của thai kỳ, mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung một chén yến sào. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi mới bắt đầu sử dụng, mẹ bầu nên thử với một lượng nhỏ, khoảng 1- 2g yến mỗi ngày. Nếu cơ thể không có bất kỳ phản ứng bất thường nào, mẹ bầu có thể tăng dần lượng yến lên từ 3 - 5g mỗi ngày.
Đến tháng thứ năm và tháng thứ sáu, lượng yến này cần được điều chỉnh giảm xuống, cụ thể là bổ sung một chén yến sau mỗi hai ngày. Tổng cộng trong một tháng, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 100g yến để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Để hấp thụ tốt nhất, mẹ bầu nên ăn yến vào lúc bụng đói; đặc biệt là buổi sáng trước bữa ăn hoặc 1 tiếng trước khi đi ngủ. Việc sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của yến sào với phụ nữ mang thai trong giai đoạn này.
3.2. 3 tháng cuối của thai kỳ
Cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi đã phát triển khỏe mạnh và bắt đầu tăng cân, chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Vào giai đoạn này, mẹ bầu nên bắt đầu giảm dần lượng yến sào bổ sung vào cơ thể.
Mẹ bầu nên bổ sung yến với tần suất sử dụng là ba ngày một chén yến. Lượng yến bổ sung trong một tháng là khoảng 60g, tức trung bình mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 4g yến. Tuy nhiên, mẹ bầu cần theo dõi sự phát triển và trọng lượng của thai nhi để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.
Thời điểm tốt nhất để ăn yến vẫn là vào buổi sáng sớm khi bụng đói hoặc khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Có rất nhiều cách chế biến yến sào nhưng cách đơn giản và hiệu quả nhất cho mẹ bầu là chưng cách thủy yến và đường phèn. Việc sử dụng tổ yến đúng cách ở những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ và thai nhi hấp thụ tối ưu các dưỡng chất có trong yến sào.
4. Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu khi ăn yến
Khi quan tâm tìm hiểu “bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy”, có một số điều dưới đây mà mẹ bầu cần lưu ý:
– Mẹ bầu không nên lạm dụng yến sào quá mức, bởi yến có tính hàn. Nếu bổ sung yến sào quá nhiều, mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề như đầy bụng hoặc khó tiêu; ảnh hưởng đến sự thoải mái trong quá trình mang thai.
– Bên cạnh việc sử dụng yến sào, mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc nghỉ ngơi hợp lý; và kết hợp với việc tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng để giảm bớt cảm giác mệt mỏi.
– Trước khi bắt đầu bổ sung yến sào vào chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các chuyên gia y tế sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu, giúp đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ.
– Mặc dù yến sào là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhưng mẹ bầu cũng cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khác từ các loại thực phẩm như: rau xanh; trái cây; và các nhóm thực phẩm bổ dưỡng khác để duy trì sức khỏe toàn diện.
Dinh dưỡng trong thai kỳ luôn là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm đặc biệt. Sau khi tham khảo bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy”. Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, việc bổ sung yến một cách vừa phải là rất quan trọng. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về chế độ ăn uống và dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn chính xác và hướng dẫn cụ thể hơn nhé!
Bảo Lam (Tổng hợp)
📍Hỗ trợ khách hàng
☎ Hotline: 0974034097.
📩 Email: cskh@yensaonuhoang.com/ Điền email vào mục "Liên hệ" bên dưới.
🔗 Link video GJW: