Yến sào không chỉ nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng vượt trội mà từ xưa đã là biểu tượng của thượng phẩm cung đình dâng lên vua chúa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rằng, đằng sau chim yến còn ẩn chứa rất nhiều điểm độc đáo khác, như chỉ uống tinh hoa của đất trời, là loài gia cầm gần như chưa bao giờ nhiễm cúm, cũng như tỷ lệ sống sót cao hơn hầu hết các loài chim v.v. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng Yến Sào Nữ Hoàng khám phá “15 sự thật độc đáo về chim yến”!
1. Uống “tinh hoa đất trời”
Với đôi chân yếu ớt, chim yến thường chỉ bay trên không trung, gần như không bao giờ đậu lại, ngoại trừ những nơi mà chúng làm tổ. Do đó, chim yến chỉ có thể săn trực tiếp côn trùng nhỏ bay lượn giữa không trung, hơn nữa chúng chỉ ăn những sinh vật sống.
Một điều đáng chú ý nữa là, chim yến chỉ chọn uống sương sớm hoặc sương chiều tà – đây là những giọt nước trong lành nhất, có thể nói là tinh hoa của đất trời, đồng thời tuyệt đối tránh xa các nguồn nước ô nhiễm từ sông ngòi hay ao hồ.
2. Một trong những loài chim có tốc độ bay nhanh nhất
Nhờ đôi cánh cong vút với kích thước lớn hơn nhiều so với cơ thể, chim yến có vận tốc bay tối đa lên tới 130-160km/h, nên thường được biết đến như một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới, cùng với đó là chim én, chim cắt....
3. Bay liên tục cả năm không cần đậu
Sau khi theo dõi các chuyển động của loài chim, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Thuỵ Điển đã phát hiện, chim yến có thể bay liên tục suốt 10 tháng ở trên không trung mà không cần hạ cánh, ngay cả trong khi bay chúng cũng có thể ngủ.
Nhiều người cho rằng, sở dĩ chim yến có thể ngủ trong khi bay là vì chúng biết cách để lướt trên những luồng không khí ấm áp, nhờ vào đôi cánh dài hẹp, chân ngắn và nhẹ, cũng như hình dạng cơ thể khí động học gần như hoàn hảo của nó.
Thông thường, chim yến bắt đầu đi kiếm ăn từ 5 giờ sáng và trở về vào 8 giờ tối; quãng đường trung bình mà yến bay được trong ngày lên tới 300km, liên tục trong 15 tiếng với vận tốc 130-160 km/giờ. Trong suốt cuộc đời của chim yến 20 năm tuổi trở lên, nó có thể bay hơn 3 triệu km, tương đương 75 vòng trái đất (chu vi theo xích đạo của Trái Đất khoảng 40.000 km).
4. Giác quan tốt và nhạy bén
Trí nhớ của chim yến siêu tốt, thính giác và khứu giác cũng hết sức nhạy bén. Yến có khả năng dùng âm thanh dội để định vị và tránh vật cản. Hơn nữa, tổ yến có cấu trúc đặc biệt, có thể phát ra âm thanh phản hồi đặc trưng mà chỉ riêng chim yến xây tổ đó mới có thể nhận biết.
Những đặc điểm này giúp ích cho việc yến định hướng đường bay và xác định vị trí tổ giữa hàng ngàn chiếc tổ khác.
5. Tỷ lệ sống sót cao hơn hầu hết các loài chim
Chim yến thông thường có tỷ lệ sống sót cao hơn so với hầu hết các loài chim, được cho là nhờ vào khả năng bay trên không liên tục của chúng. Bởi vì chim yến thường xuyên bay trong không trung nên chúng ít bị đe dọa bởi những kẻ săn mồi và cũng không có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm từ các nguồn bệnh khác.
6. Loài chim “không chân”
Họ khoa học của các loài chim yến có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ “apous”, nghĩa là “không có chân”. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận dạng nhất của chim yến, chúng có đôi chân ngắn đến nỗi chúng ta rất khó nhìn thấy.
Hơn nữa, đôi chân của yến cũng rất yếu ớt, nên chúng gần như không thể đậu trên cành cây hay dây điện như các loài chim khác. Vì thế, hầu như chúng ta chỉ nhìn thấy loài chim này trên bầu trời hoặc tại nơi chúng xây tổ.
7. Loài gia cầm gần như không nhiễm cúm
Chim yến không chia sẻ không gian bay hoặc làm tổ với các loài chim khác. Chính nhờ điểm độc đáo ấy mà chúng hầu như không tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, đặc biệt là đối với yến đảo.
Mặc dù có một trường hợp hy hữu về việc yến nhiễm cúm tại Việt Nam năm 2013, nhưng thế giới trước giờ chưa hề phát hiện chim yến bị nhiễm cúm và cũng chưa có một kết luận khoa học rõ ràng về cơ chế lây lan dịch cúm trên chim yến.
8. Loài chim duy nhất xây tổ từ nước miếng
Yến là loài chim duy nhất dùng nước miếng để xây tổ. Đến thời điểm, cứ mỗi đêm, chim yến lại dùng nước miếng để xây tổ. Nước miếng được đẩy ra miệng yến bằng lưỡi rồi được yến quẹt lên thành vách để tạo hình. Sau 2-3 tiếng được tiết ra, nước miếng của yến sẽ khô lại, tổ yến sẽ được định hình chắc chắn.
Đây chính là yến sào mà chúng ta thường được nghe đến, một trong những thực phẩm cao cấp, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
9. Chung thủy với bạn đời
Nếu một con yến trong một cặp trống mái chẳng may qua đời, chim yến còn lại sẽ sống cô độc cho đến cuối đời chứ không tìm kiếm bạn mới. Đây là một tập tính đặc biệt, khiến chim yến nhận được rất nhiều cảm tình từ con người.
Bên cạnh đó, chim yến cũng luôn gắn bó với chiếc tổ của mình. Một khi đã chọn vị trí xây tổ, thì dù tổ có bị phá hủy, chúng vẫn sẽ quay lại chính nơi đó để xây lại từ đầu, một sự kiên định rất đáng ngưỡng mộ!
10. Khả năng tự vệ rất thấp
Với khả năng tự vệ rất thấp, chim yến thường làm tổ trên vách đá dựng đứng, ở các đảo hay trong các hang sâu tối, với cường độ ánh sáng khoảng 2 Lumen/ m2 và có độ ẩm tốt. Những khu vực như vậy giúp yến tránh các loài thiên địch như cú mèo, dơi và các loài chim khác.
11. Thường sinh sản ở những nơi có chim yến từng làm tổ
Chim yến có tập tính sống theo bầy đàn và rất nhạy cảm nên chúng thường chọn nơi mà đồng loại từng làm tổ để sinh sống và xây dựng tổ. Nhiều người cho rằng, có thể là do yến cảm giác được nơi đồng loại từng sống sẽ an toàn hơn để xây dựng ngôi nhà của mình.
12. Sử dụng 12 “ngôn ngữ riêng”
Cũng giống các loài sinh vật khác, yến cũng có “ngôn ngữ riêng”. Được biết, chim yến trưởng thành có thể sử dụng 12 loại tiếng kêu khác nhau, như tiếng chim mẹ, chim con, chim đực, chim mái, tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy,…
13. Vị trí xây tổ đặc biệt
Chim yến thường chọn những vị trí đặc biệt để xây tổ. Đối với hang đá, chim yến thường làm tổ trong các khe, tại những nơi có chỗ để bám. Đối với nhà nuôi yến, tổ yến thường được xây tại những nơi chắc chắn, giúp cố định tổ được tốt hơn. Vị trí không dễ bị xâm nhập bởi thiên địch cũng là một tiêu chí lựa chọn làm tổ của chim yến.
14. Chỉ chim yến trống mới làm tổ
Trong một nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong yến sào của tác giả Zainab Hamzah, có một đoạn trích cho biết, trong mùa sinh sản, chim Yến trống sẽ nhả nước miếng của chúng để xây dựng tổ. (Edible bird nest (EBN) is the dried glutinous secretion from the salivary glands of male swiftlets during their breeding season (Guo et al., 2006)”).
Nó rất giống với câu nói của người Việt rằng, “đàn ông xây nhà – đàn bà xây tổ ấm” vậy.
15. Khó nuôi và khó thu hoạch tổ
Mặc dù yến sào đã được sử dụng phổ biến và mua bán rộng rãi, nhưng việc thu hoạch và nuôi dưỡng chúng vẫn là một thách thức lớn.
Chim yến rất nhạy cảm và dễ bị hoảng loạn nên chúng có thể bay loạn xạ và đập đầu vào vách đá, gây nguy hiểm về tính mạng. Do đó, việc chăm sóc và quản lý môi trường sống cho chim yến cần được thực hiện rất cẩn thận để có thể đảm bảo cho chúng được an toàn.
Trên đây là "15 sự thật độc đáo về chim yến". Hy vọng, những chia sẻ trong chủ đề này sẽ mang lại những thông tin thú vị cho quý vị và các bạn.
Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình tiếp theo!
Lương Phong (Tổng hợp)
📍. Hỗ trợ khách hàng
☎ Hotline: 0974034097.
📩 Email: cskh@yensaonuhoang.com/ Điền email vào mục "Liên hệ" bên dưới.
🔗 Link video GJW: https://www.ganjingworld.com/video/1h91l93puao1H66uHik5O1RaH1ed1c