Bà chúa yến là vị Thần cai quản các loài chim yến. Bà ngự trong tòa cung điện nguy nga lộng lẫy gọi là Điểu Thiên cung, nằm cheo leo trên một vách đá ngay cạnh vườn đào của Tây Vương Mẫu.
Một ngày nọ, bà chúa yến đang sắm sửa lễ vật chuẩn bị tới mừng thọ Vương Mẫu thì bỗng nghe thấy có tiếng trống kêu oan. Số là, gần đây dưới hạ giới nhân họa liên miên, thiên tai chẳng ngớt, con người thẳng tay tàn phá tự nhiên khiến các loài chim yến do bà cai quản đều chịu nhiều oan khuất. Thế là, bà liền cho đặt một chiếc trống bên ngoài cửa cung để các loài yến từ khắp đông tây nam bắc hễ ai có điều tủi nhục đều có thể đánh trống thưa kiện với bà.
Hôm nay nghe thấy tiếng trống ai oán, bà chúa yến liền sai tiên đồng ra mở cửa, thì ra là một anh yến Sào Đen. Yến Sào Đen bay đến sụp lạy thì thụp trước mặt bà, vẻ mặt rầu rĩ nói: “Xin nương nương hãy thương tình cho con một chốn nương thân, giờ con không biết phải đi đâu về đâu nữa rồi…”
Bà chúa hỏi: “Con cứ bình tĩnh, kể ta nghe sự thể thế nào?”
Yến Sào Đen vẫn còn nghẹn ngào: “Nhà con ở tít ngoài hải đảo, xưa nay vẫn là nơi hoang vu không có dấu chân người. Nhưng chẳng hiểu sao mấy năm vừa qua từng đoàn người lũ lượt kéo đến, kẻ chặt cây bắc cầu, kẻ lấp đất làm đường, kẻ xẻ đá xây các khu resort, lại có bao nhiêu kẻ đẽo đẽo đục đục trong hang để làm khu du lịch danh thắng… Ngày nào cũng có cả biển người ra ra vào vào khiến họ hàng hang hốc nhà chúng con không còn nơi làm tổ nữa rồi”.
Bà chúa yến cau mày suy nghĩ, còn chưa kịp trả lời thì lại nghe thấy một hồi trống vang lên. Lát sau, một cô yến Hàng khóc lóc nỉ non, thút tha thút thít bay vào công đường.
Yến Hàng khóc ngất lên: “Nương nương ơi, thật là oan ức làm sao! Vợ chồng con đã cất công dành cả tháng trời khó nhọc làm tổ ở tít trên vách đá cheo leo, những tưởng có thể thoát khỏi ánh mắt rình mò của lũ chuột, lũ dơi, lũ chim cắt, chim cú… Ấy thế mà mới sáng nay vợ chồng con bay đi tìm mồi, đến sẩm tối về đã chẳng còn thấy chiếc tổ thân yêu đâu nữa. Hỏi ra mới biết, thì ra loài người tham lam đã nhẫn tâm lấy đi tất cả, lũ chúng con gồm cả yến anh, yến chị, yến cô, yến cậu… không chỉ mất tổ mà còn mất trứng, mất chim non, thật là nỗi oan thấu trời!”
Bà chúa yến không khỏi thương tâm, toan cầm khăn lau nước mắt. Lát sau, yến Cổ Trắng cũng hớt hơ hớt hải bay vào thưa kiện: “Thưa nương nương, con đây thường ngày vẫn ăn ở hiền lành, ngoài sâu bọ thì con chẳng làm hại ai bao giờ, thế mà nay suýt chút nữa thì rơi vào lưới của mấy tay thợ bẫy chim. Nếu cứ thế này thì chẳng mấy chốc loài yến chúng con sẽ tuyệt chủng, lấy ai mà thờ phụng nương nương được nữa? Mong nương nương minh xét bảo hộ cho chúng con!”
Bà chúa yến khẽ gật đầu rồi đưa mắt nhìn yến Sào Đen, yến Hàng và yến Cổ Trắng và từ tốn nói: “Thế sự đảo điên, lòng người vô đạo, nhân gian lại quá nhiều hiểm độc. Này yến Sào Đen, con lo vì không có chỗ ở. Này yến Hàng, con sợ vì không sinh tồn bị đe dọa. Này yến Cổ Trắng, con e vì nòi giống sắp tuyệt tận. Nhưng ta xem khắp hồng trần thì thấy không chỉ riêng loài chim yến nhà ta, mà rất nhiều loài vật khác cũng cùng chung cảnh ngộ với các con. Nay ta có phép này có thể giúp các con vừa có nơi trú ngụ, vừa bảo toàn được nòi giống, lại có cơ may sinh sôi phát triển lâu dài, nhưng chẳng hay các con có ưng thuận một điều kiện này hay không?”
Cả ba loài chim yến khấu đầu lia lịa: “Nương nương đã gia ân, chúng con cảm kích còn chưa hết, nào đâu dám không vâng lời”.
Bà chúa yến nói tiếp: “Loài người tuy tham lam tàn ác thật, nhưng không phải là không còn quý nhân. Ta sẽ tìm cho các con những người sẵn lòng bảo tồn loài chim yến chúng ta. Nếu các con sợ hang động bị chiếm giữ, sợ vách đá bị tàn phá không làm tổ được, thì người ấy sẽ làm nhà cho các con trú ngụ. Nếu các con sợ có kẻ tới cướp tổ, ăn trứng, bắt chim non, thì người ấy sẽ giữ cho trứng của các con được nở, chim non được khỏe mạnh bay cao. Còn nếu các con sợ những kẻ săn bắn làm hại, thì người ấy sẽ ra sức bảo vệ các con”.
Cả ba chim yến đồng thanh đáp: “Được vậy thì tuyệt quá, nhưng còn điều kiện là gì, thưa nương nương?”
Bà chúa đáp: “Năm xưa thần điểu chỉ ăn một quả khế mà trả một cục vàng, vậy nay các con đã nhận ân của người, thì hãy trả ơn cho người bằng những giá trị vàng. Điều quý nhất của chim yến là chiếc tổ, vậy mỗi khi làm tổ các con hãy dụng công thêm vào đó ba thứ này: thần dược của sức khỏe, thần dược của sắc đẹp thanh xuân, và thần dược của sống lâu trường thọ. Được vậy thì loài người sẽ bảo hộ cho các con có nơi sinh trưởng lâu dài, đợi đến khi chim non đủ lông đủ cánh bay đi, bỏ lại chiếc tổ không dùng đến nữa thì người ấy mới lấy tổ mang về chế làm thần dược. Lần sau tới mùa sinh sản, các con cứ yên tâm xây tổ mới, và một lứa chim yến mới lại ra đời. Cứ như thế thì loài yến chúng ta sẽ phồn thịnh mãi mãi. Các con thấy thế nào? Có chấp nhận điều kiện này hay không?”
Ba con chim yến mừng rỡ bay tung tăng như đang nhảy múa dưới công đường. Chúng cùng nhau đáp: “Chúng con xin chấp thuận! Nhưng biển người mênh mông thế này, làm sao chúng con tìm được vị quý nhân sẽ bảo vệ chúng con?”
Bà chúa yến mỉm cười nói: “Các con chỉ cần ghi nhớ câu thần chú này là sẽ tìm được”.
Nói rồi bà bảo cả ba chim yến xòe cánh ra, và viết vào đó câu thần chú. Thần chú ấy là: “Yến Sào Nữ Hoàng”.
Từ đó, các loài chim yến tới tấp bay về nơi có “Yến Sào Nữ Hoàng” làm tổ, chiếc tổ nào cũng kết tinh trong đó cả ba loại thần dược: thần dược của sức khỏe, thần dược của sắc đẹp thanh xuân, và thần dược của sống lâu trường thọ.
Băng Thanh