Hướng dẫn cách sử dụng và lợi ích từ yến sào tự nhiên

Hướng dẫn cách sử dụng và lợi ích từ yến sào tự nhiên

  • 02/11/2024
  • Người đăng Nghi Nguyen
  • 0 Bình luận
Công dụng của Yến Sào cho người sử dụng

 

Yến sào là một trong “bát trân” xa hoa trong cung đình thời xa xưa, tức là 1 trong 8 món ăn “thượng phẩm” mà chỉ có vua chúa, quý tộc cung đình thời xưa mới được hưởng dụng. Yến sào cũng thường được biết đến là tinh hoa của tạo hóa bởi hàm chứa một lượng dinh dưỡng hết sức phong phú. Cụ thể, với hơn 18 loại acid amin cùng các khoáng chất, vitamin thiết yếu, yến sào được nhà nhà xem như một loại cao lương mỹ vị, mang lại hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe, như:

 

– Phòng tránh ung thư: Tyrosine và Tryptophan trong yến sào là 2 chất đặc biệt quan trọng trong việc phục hồi các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, đồng thời kích thích sinh trưởng hồng cầu và ngăn ngừa ung thư.

 

– Phục hồi sau bệnh và phẫu thuật: Các axit amin như Proline, Tyrosine, Sialic, Glucosamine,… trong yến sào có tác dụng hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau bệnh. Proline, acid Aspartic và Valine trong yến sào cũng có tác dụng kích thích tái tạo mô liên kết, cơ da và tế bào mới, giúp làm lành nhanh vết thương hở. 

 

– Hỗ trợ hồi sức sau sinh: Yến sào chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau sinh. Protein giúp hình thành và tái tạo các mô, tế bào bị tổn thương; khoáng chất và vitamin tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh; acid Sialic kích thích sản sinh hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh. Proline, acid Aspartic và Valine trong yến sào cũng có tác dụng kích thích tái tạo mô liên kết, cơ da và tế bào mới, giúp vết thương hở nhanh lành hơn. 

 

– Giải độc và bảo vệ gan: Yến sào có chứa lượng lớn protein, acid amin, vitamin và khoáng chất nên tốt cho gan và mang lại nhiều công dụng thiết thực trong quá trình hồi phục chức năng gan. Acid Aspartic trong yến sào có tác dụng quan trọng trong việc thanh nhiệt, giải độc cũng như trung hòa amoniac dư. Đồng thời, 2 khoáng chất Canxi và Magie trong yến sào cũng hỗ trợ gan chuyển hóa chất và thải độc.

 

– Chống viêm loét dạ dày: Chất Leucine trong yến sào có tác dụng hỗ trợ quá trình chữa lành các vết thương, viêm loét ở dạ dày. Bên cạnh đó, Histidine với khả năng kích thích tiêu hóa, khiến dạ dày co bóp tốt hơn, có thể giúp hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Hơn nữa, yến sào có chứa các dưỡng chất kết hợp với Threonine có thể hỗ trợ điều trị chứng rối loạn đường ruột, khó tiêu, chống loét dạ dày.

 

– Hỗ trợ điều trị xương khớp: Canxi và Phenylalanine – hai dưỡng chất cần thiết trong yến sào có tác dụng cải thiện sức khỏe xương khớp và phòng ngừa các bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa và viêm khớp. Không những vậy yến sào còn chứa nhiều Glucosamine, giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp.

 

– Bổ phế, long đờm, giảm ho: Theo Đông y, yến sào được các thầy thuốc đánh giá là một loại dược liệu giúp bổ phế, sạch đờm và giảm ho. 

 

– Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Yến sào được xem là nguồn cung cấp hai axit amin thiết yếu Isoleucine và Leucine có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

 

– Tăng cường hệ miễn dịch: Yến sào chứa 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic, Serine, Tyrosine, Phenylalanine,... giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay các chất độc hại, đồng thời bổ sung các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. 

 

– Làm chậm quá trình lão hóa da: Yến sào có hợp chất Threonine có khả năng thúc đẩy cơ thể sản sinh Elastine và Collagen. Nếu dùng yến đúng cách, da sẽ có thể dần dần được tái tạo lại cấu trúc, hồng hào, sáng hơn, đồng thời cũng làm chậm quá trình lão hóa. 

 

– Ngăn ngừa tình trạng thừa cân: Yến sào hoàn toàn không chứa chất béo, nên các chị em hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thường xuyên mà không lo sợ tăng cân. Không những vậy, Amin Methionine trong Yến sào còn giúp cơ được săn chắc và loại bỏ mỡ thừa. 

 

– Cải thiện chức năng sinh lý: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong yến sào có chứa nội tiết tố của nam giới và nữ giới, là hormone Testosterone và Estrogen. Người ăn yến sào đúng cách có thể sẽ cải thiện được chức năng sinh lý, làm tăng chất lượng của trứng và tinh trùng. 

 

– Tốt cho bà bầu và thai nhi: Yến sào còn được biết đến với công dụng cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và thai nhi, giúp mẹ và bé bổ sung dinh dưỡng, nhằm tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thai nhi bị dị tật, phát triển cả thể chất lẫn trí não của thai nhi, đồng thời kiểm soát cân nặng của mẹ bầu.

 

– Kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng: Hàm lượng protein cùng các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng trong yến sào giúp kích thích hệ tiêu hóa của người dùng, đồng thời còn có công dụng tăng cảm giác ngon miệng, nhờ có chứa nguyên tố hiếm là Cr. 

 

–  Phát triển và cải thiện não bộ: Zn, Br, Mn, Cu trong yến sào không những có tác dụng giảm căng thẳng, an thần mà còn giúp não bộ được bảo vệ và xử lý thông tin nhanh hơn. Do đó, đây là một liều thuốc quý đối với hệ thần kinh của con người.

 

– Bổ máu: Thành phần dinh dưỡng của yến sào giàu Fe và protein - hai dưỡng chất quan trọng trong tái tạo máu và hồng cầu.

 

– Chăm sóc mắt: Vitamin A, vitamin C, Beta Carotene, Lutein, Selen trong yến sào có tác dụng bảo vệ đôi mắt khỏi tác động của bụi bẩn, giúp đôi mắt khỏe hơn, hơn nữa còn làm giảm tình trạng mỏi và nhức mắt. Acid amin trong yến sào còn có công dụng hỗ trợ sửa chữa mô giác mạc.

 

Hướng dẫn cách sử dụng tổ yến sào

 

Đối với yến sào thô

 

– Bước 1: Làm sạch bụi và tạp chất

 

Trước khi ngâm yến sào thô với nước, chúng ta hãy dùng bàn chải đánh răng lông mềm để chà sạch bụi bẩn và tạp chất dính trên yến sào. Đồng thời rút bớt những cọng lông khô trên yến sào mà có thể rút được bằng tay.

– Bước 2: Ngâm trong nước sạch

 

Cho yến sào vào thau nước sạch, ngâm ngập yến trong nước tới khi yến nở mềm ra, thời gian tùy vào độ già non của yến sào.

 

* Lưu ý:

+ Không nên ngâm yến sào với nước nóng, nước ấm hoặc ngâm trong thời gian quá lâu vì sẽ làm mất dưỡng chất hoặc ảnh hưởng đến độ dai của yến sào. Thời gian ngâm ước tính tùy vào loại yến như bảng bên dưới, nhưng cần quan sát độ nở và tơi của yến sào để tránh ngâm càng lâu càng tốt.

+ Chỉ nên dùng nước sôi để nguội hoặc nước suối đóng chai để chế biến yến sào.

 

Loại yến sào

Thời gian ngâm nở ước tính

Yến trắng tinh chế

15 – 20 phút

Yến trắng thô

2 – 4 tiếng

Yến huyết tinh chế

25 – 30 phút

Yến huyết thô

6 - 8 tiếng

 

Sau khi ngâm đủ thời gian, chúng ta có thể vớt ra và để ráo. Có thể sử dụng khăn sữa để ủ Yến Sào rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 6 – 8 tiếng. Việc này sẽ giúp sợi yến dẻo, dai lại và lông sẽ bung khỏi sợi yến, nhờ đó khâu nhặt sạch lông sẽ dễ dàng hơn.

 

– Bước 3: Tách sợi yến dơ

 

Tại khâu tách sợi, chúng ta nên tách phần dơ, phần có nhiều lông để làm riêng, còn phần sạch sẽ nhặt riêng. Thông thường phần chân, bụng dưới và xơ mướp ở trong của yến sào sẽ có nhiều lông và bụi bẩn, tạp chất hơn so với lưng yến.

 

– Bước 4: Đãi sạch yến sào

 

Dùng rổ mắt nhỏ có thau hứng bên dưới, xả nước ngập thau và cho yến sào vào trong rổ. Tiếp đó, dùng tay đã được vệ sinh sạch để tách, xé và làm tơi yến sào. Chúng ta nên chờ một chút để sợi yến lắng xuống rồi mới nhẹ nhàng đổ phần lông nổi trên mặt nước đi. Lặp lại thao tác này cho đến khi không còn lông yến nổi trên bề mặt nước nữa là được.

 

Sau khi thấy yến đã tơi, chúng ta tiếp tục dùng tay khuấy yến trong rổ kèm thau nước. Thao tác này sẽ giúp lớp lông măng, cát hoặc vỏ trứng trôi ra dễ dàng. Lặp đi lặp lại cho đến khi lượng tạp chất được loại bỏ hết.

 

Sau khi đãi sạch yến, chúng ta nhấc rổ lên để cho ráo nước. Lúc này, có thể dùng nhíp để làm sạch sơ những sợi lông to không lọt được ra ngoài.

 

Để yến sào nhanh khô, chúng ta có thể dùng khăn sữa vắt khô phần yến vừa đãi và đem đi nhặt lông luôn. Vì khi vắt khô, yến sẽ tơi hơn, lông không dính nước nên sẽ dễ nhặt hơn rất nhiều.

 

– Bước 5: Nhặt sạch lông yến

 

Chúng ta có thể đem yến đã được đãi sạch đổ ra đĩa trắng, dùng tay trải từng nhúm yến nhỏ thành lớp mỏng rồi dùng nhíp chuyên dụng để nhặt sạch từng sợi lông. Để việc nhặt lông dễ dàng, hãy đặt lên mặt bàn bằng phẳng dưới ánh sáng đèn.

 

Mỗi lần nhặt được một lông thì chúng ta nên cho nhíp vào bát nước đã chuẩn bị sẵn để cọng lông rơi ra, không bị bám lại vào nhíp nữa.

 

– Bước 6: Tráng yến với nước sạch

 

Sau khi nhặt lông yến, chúng ta nên tráng lại với nước sạch để hoàn toàn loại bỏ những cọng lông măng có thể còn sót lại, bằng cách cho từng nắm nhỏ vào rây, khuấy đều trong thau nước khoảng 1 – 2 lần.

 

– Bước 7: Bảo quản yến sau khi làm sạch

 

Sau khi hoàn tất khâu nhặt lông yến, chúng ta có dùng khăn màn vắt khô, chia thành từng phần nhỏ đủ chế biến cho một lần ăn. Chúng ta cũng có thể sử dụng túi zip và trữ trong ngăn đá tủ lạnh để bảo quản yến được lâu hơn. Mỗi lần lấy yến ra, chúng ta không cần rã đông mà có thể chưng trực tiếp.

 

Chưng cách thủy yến sào tinh chế với nồi chuyên dụng Homepro

 

– Bước 1: Ngâm yến (khoảng 5g) trong nước đến khi sợi yến nở mềm ra rồi đổ bỏ nước ngâm và để ráo nước. Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại yến sào (trường hợp làm sạch yến thô và chưng luôn thì không cần thiết phải ngâm lại).

 

– Bước 2: Xé tơi sợi yến rồi cho tổ yến và nước vào thố. Khi nấu yến sẽ nở thêm nên cần cho nước ngập tổ yến ít nhất 2 cm. Cho đủ lượng nước ngay từ đầu và tránh cho thêm nước trong quá trình nấu để có được hương vị ngon hơn. Đậy nắp thố.

 

– Bước 3: Đổ nước vào nồi Homepro, chú ý không đổ nước quá vạch max.

 

– Bước 4: Đặt thố có sẵn yến vào trong nồi chưng chuyên dụng Home Pro đã đổ sẵn nước.

 

– Bước 5: Đậy nắp nồi lại, cắm điện (màn hình hiển thị “0.0” thể hiện đã vào điện). Chọn chế độ chưng yến bằng cách bấm menu 4 lần, khi đó màn hình hiển thị 0:20.

 

– Bước 6: Chờ đến khi nồi tự tắt, kiểm tra yến sào nổi đều lên mặt thì có thể cho thêm đường phèn tùy theo khẩu vị, cũng có thể cho thêm những nguyên liệu đã nấu chín sẵn vào lúc này, sau đó trộn đều. Đậy nắp lại khoảng 5 phút.

 

– Bước 7: Mở nắp, lấy thố yến ra để ăn nóng hoặc có thể để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh cho người thích ăn lạnh, có thể thêm 2 lát gừng để khử bớt mùi tanh và cho món yến sào chưng được thêm phần thơm ngon.

 

* Lưu ý: Sau khi chưng yến xong, nếu không sử dụng liền, chúng ta có thể ủ yến đến khi thố ấm nhẹ rồi mới mở nắp nhằm giúp dưỡng chất không bị bay hơi.

 

⚠ Khuyến nghị liều dùng yến sào cho từng đối tượng

 

– Người bệnh: Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên dùng 5g/ ngày, trung bình 150g/ tháng.

 

– Người lớn, người cao tuổi: Tùy vào cơ địa và khả năng hấp thu mỗi người, trung bình có thể dùng 5g/ ngày, nên dùng cách ngày. Trung bình khoảng 70g/ tháng.

 

– Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng tuổi: Chưa thích hợp dùng yến.

 

– Phụ nữ mang thai 3-7 tháng tuổi: Giai đoạn này hệ tiêu hóa của thai nhi bắt đầu ổn định, hệ miễn dịch bắt đầu phát triển, nên cần bổ sung dinh dưỡng. Các mẹ bầu có thể dùng đều đặn khoảng 6-7g yến sào cách ngày. Trung bình khoảng 100g yến sào mỗi tháng.

 

– Phụ nữ mang thai tháng 8-9: Giai đoạn này thai nhi đã phát triển đầy đủ và hầu hết thời gian bé ngủ nên không cần bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng. Mẹ bầu nên giảm liều lượng xuống còn khoảng 5g yến, dùng yến cách ngày, trung bình khoảng 70g/ tháng.

 

– Trẻ 1-3 tuổi: Đây là giai đoạn cơ thể bé cần tăng cường khả năng miễn dịch để tránh mắc các bệnh thông thương như ho, cảm, cúm… Bé nên ăn 1-2g yến/ ngày, trung bình 1 tháng 50g. Nên cho bé ăn thử để tránh tình trạng cơ thể không tiếp nhận yến sào.

 

– Trẻ 3-10 tuổi: Giai đoạn này trẻ đang trong quá trình phát triển trí tuệ và thể chất, cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều nhất. Nên cho trẻ ăn thường xuyên, mỗi ngày một lần, mỗi lần 2-3g, trung bình 1 tháng 100g yến sào.

 

– Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Chưa thích hợp ăn yến sào, hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa hấp thu được dinh dưỡng trong yến sào. Một số lời khuyên cho rằng trẻ 7 tháng tuổi trở lên có thể dùng được yến sào, nhưng nên tham khảo lời khuyên của chuyên gia y tế.

 

⚠ Khuyến nghị khi sử dụng Yến Sào

 

–  Yến Sào nên được dùng đều đặn thì mới phát huy được hết công dụng, có thể dùng hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần với liều lượng vừa đủ thay vì lâu lâu sử dụng một lượng lớn.

 

–  Cách chế biến Yến Sào đơn giản nhất là chưng cách thủy vì nó không làm cho mất các chất dinh dưỡng.

 

–  Những trường hợp đặc biệt, nên tham khảo lời khuyên từ chuyên gia y tế để có thể biết được lượng dùng phù hợp nhất cho cơ thể! 

 

–  Một số trường hợp không nên dùng Yến Sào vì có thể gây ngộ độc, khiến bệnh tình nặng hơn như: Thai nhi dưới 3 tháng tuổi; trẻ em dưới 6 tháng tuổi; người hấp thu, tiêu hóa kém; người bị cảm lạnh, sốt; người bị đầy bụng, đau bụng; người bị bệnh thận; người bị viêm nhiễm cấp tính.

 

Lương Phong (Tổng hợp)

 

📍Hỗ trợ khách hàng

☎ Hotline: 0974034097.

📩 Email: cskh@yensaonuhoang.com/ Điền email vào mục "Liên hệ" bên dưới.

🔗 Link video GJW:

 

Mẫu kết quả thử nghiệm tổ yến sơ chế

 

 

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận phải được chấp thuận trước khi đăng